Thứ Sáu, 3 tháng 5, 2019

Chia sẻ kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke vi tính 5 số

Quý khách đang cần tìm hiểu kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke vi tính 5 số. Phải làm sao khi các bạn chưa có kinh nghiệm về chơi âm thanh. Thấu hiểu được những nỗi niềm mà các bạn đang lo lắng và băn khoăn. Công ty âm thanh ánh sáng Lâm An xin chia sẻ kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke vi tính 5 số nhanh nhất và tốt nhất. 
Một người có khả năng cảm nhận và đánh giá âm nhạc càng chính xác, đồng nghĩa với thời gian người đó dành cho việc nghe nhạc càng nhiều.Tai người có khả năng nghe được những tín hiệu âm thanh có tần số từ 16hz đến 20kHz. Chúng tôi chuyên tư vấn và lắp đặt các hệ thống Dàn karaoke gia đình, karaoke kinh doanh, âm thanh hội thảo , âm thanh hội trường … giá tốt nhất tại Vinh.

kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke

Dãy âm tần này được phân chia theo tên gọi như sau:
Bảng Phân Chia dãy âm tần ,Tính theo Hz :
20 – 40 : Deep Bass ( Bass sâu)
40 – 80 : Midbass ( Bass trung )
80 – 160 : Upper Bass ( Bass cao)
160 – 320 : Lower Midrange ( Trung âm thấp)
320 – 640 : Middle Midrange ( Trung âm trung)
640 – 1280 : Upper Midrange ( Trung âm cao)
1280 – 2560 : Lower Treble ( Treble thấp)
2560 – 5120 : Middle Treble ( Treble trung)
5120 – 10240 : Upper Treble ( Treble cao)
10240 – 20480 : Top Octave ( Đỉnh cực cao của dãi tần âm treble)

 NHỮNG KHÓ KHĂN THƯỜNG GẶP TRONG QUÁ TRÌNH NGHE

- Thật không đơn giản chút nào để trở thành một người nghe nhạc “ có đẳng cấp”, thậm chí nhiều người nghe nhạc rất thường xuyên nhưng vẫn không phân biệt được thế nào là “nghe nhạc giải trí” và “nghe nhạc cảm thụ”.

Không gian trong âm nhạc

Không gian trong âm nhạc được khái niệm là khoảng cách giữa âm nhạc đến tai người nghe, điều này khác hẳn khoảng cách đặt các thiết bị và vị trí người nghe. Một số phòng thu có thiết bị và công nghệ thu âm có thể cho ra các CD nhạc có hiệu ứng âm thanh làm cho người nghe cảm giác âm nhạc thật gần gũi và luôn có xu hướng đi về phía trước. Tuy nhiên, một số thiết bị âm thanh cũng có khả năng tạo ra được những hiệu quả âm thanh tương tự Điển hình là một số mẫu loa có thể cho người nghe cảm giác âm nhạc phát ra từ không gian sâu thẳm phía sau loa hay ngược lại âm nhạc như đang lơ lửng trước mặt.

kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke

Khám phá những sản phẩm thiết bị âm thanh chính hãng do Vina karaoke phân phối: Loa BMB ,Loa bose, loa bose 301, ampli karaoke , Ampli Jarguar, Micro không dây

 Âm Sắc

Đặc điểm nổi bật và dễ nhận biết nhất khi đánh giá chất lượng trình diễn của một thiết bị âm nhạc đó chính là Âm Sắc hay còn gọi là nhạc tính của ba dãy âm tần Bass, Mid, Treble.
Điều này được giải thích qua ví dụ cụ thể như sau:Khi nghe một đoạn nhạc ở dãy âm tần cao, tiếng Treble thể hiện nổi bật, vượt trội hơn so với những âm tần khác ta sẽ nói bộ dàn này có tiếng Treble Tươi hay Sáng. Trái lại khi âm Treble bị chìm, mờ nhạt ta gọi là Treble Đục, Mờ…Đối với âm Bass khi nghe ta có cảm giác tiếng Bass lấn lướt, át đi những âm tần khác ta gọi Bass Dày, Chắc…Nếu âm Bass quá ít hay thiếu trường hợp này là Bass Mỏng, Yếu, Thiếu Lực…Tương tự vậy, âm Mid sẽ được gọi là rõ ràng hay Chi Tiết,…Khi dãy trung âm được thể hiện rõ ràng, sắc nét.Tóm lại Sự Cân Bằng Âm Sắc là yếu tố cơ bản nhưng có ý nghĩa cực kỳ quan trọng, có thể làm nền tảng để người nghe dựa vào đó mà cảm nhận, phê bình hay đánh giá chất lượng Hay, Dở của âm nhạc.

Âm Treble

Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc.Thật vậy, một khi âm Treble được tái tạo “không đạt tiêu chuẩn” rất dễ khiến người nghe có cảm giác căng thẳng, khó chịu, làm giảm đi rất nhiều giá trị của âm nhạc.Một vài thiết bị âm thanh như đầu phát CD hay Ampli thể hiện dãy cao tần quá thừa dẫn đến tình trạng tiếng Treble bị “chói”, trường hợp này khi nghe giọng ca sĩ ta sẽ thấy rõ ở cuối mỗi câu nhạc có kéo theo đuôi nhiều chữ “ssss”,hay “sssshhhh”.Khi âm Treble được tạo ra ở tần số từ 5kHz đến 20kHz sẽ cho chất âm “khô”, tiếng treble như thiếu không khí.Treble quá nhiều chất “ Kim “ sẽ làm méo tiếng, âm nhạc sẽ mất đi tính trung thực.

kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke

Âm Mid

Âm Mid thật sự quan trọng như thế sao?Từ ngàn xưa, khi con người còn chưa biết đến âm nhạc là gì thì tiếng Mid đã tồn tại, đó là những âm thanh quen thuộc quanh chúng ta như: Tiếng nói của con người, tiếng xạc xào của cây lá, tiếng kêu của muông thú…Tai người nhạy cảm nhiều với Âm Mid và Treble thấp ( Lower Treble) hơn là với Âm Bass. Thông thường chúng ta cảm nhận âm thanh tốt nhất ở dãy tần từ 800 Hz đến 3kHz.Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid.Âm Mid cũng góp phần tạo nên hiệu ứng về “màu sắc” cho âm nhạc.
Những vấn đề hay gặp phải đối với âm Mid trong qúa trình nghe nhạc:
- Giọng ca sĩ run rẩy như đang bị cảm lạnh. – Giọng ca sĩ như phát ra từ mũi.- Giọng ca sĩ bị méo…
Phần lớn những rắc rối xảy ra với âm Mid đều bắt nguồn từ Loa karaoke, do đó khi thẩm định chất âm Mid của một bộ dàn âm thanh chúng ta nên quan tâm nhiều đến loa hơn là những thiết bị khác.Tuy nhiên những thiết kế loa gần đây, đặc biệt là những sản phẩm loa Hi-end hầu như đã giải quyết được những trục trặc này.
Vẫn còn một đặc điểm khá quan trọng mà người nghe nên nắm rõ khi nghe âm Mid, đó chính là độ “ nhuyễn” của nhạc cụ. Độ Nhuyễn này không phải là âm thanh ta nghe được khi các nhạc cụ trình diễn mà là cái nền tổng quát khi chúng phối hơp với nhau. Khi độ “nhuyễn” đạt đến mức cao nhất sẽ cho âm sắc của nhạc cụ thật hài hòa và tinh tế.
Âm Mid quá mỏng hay quá cứng sẽ tạo ra chất Mid thô ( từ chuyên môn gọi là Chát). Hiện tượng này dễ nhận thấy mỗi khi ca sĩ nhấn giọng, tiếng Saxophone dở cũng thường cho kết quả tương tự.
Tiếng Mid được cho là “đạt tiêu chuẩn” khi người nghe có cảm giác dãy âm tần này ấm áp, rõ ràng và chi tiết.

 Âm Bass

Trong âm nhạc tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất nhưng cũng thường bị đánh giá sai nhiều nhất. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng Bass càng nhiều, càng hùng hồn là Bass hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, Bass nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay.
Chúng ta nghe âm Bass là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.

kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke


Thật ra mà nói, tiếng Bass là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng Bass phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Ampli, Loa, Dây truyền dẫn tín hiệu …thậm chí cả nguồn phát nhạc.
Vấn đề phổ biến nhất thường gây ảnh hưởng đến chất lượng âm Bass là “Bass thiếu lực”, “ Bass thiếu chiều sâu”. Điều này khiến người nghe có cảm giác tiếng Bass cụt ngủn, chậm chạp, kéo theo nền nhạc chìm xuống, thiếu đi sức sống và nhạc tính.
- Những thuật ngữ mô tả âm Bass hay: chặt chẽ, sạch, chính xác, chắc, nhanh,có lực, rõ ràng, căng, có chiều sâu…Tiếng Bass hay được ví như chiếc lò xo âm nhạc đang căng đầy, luôn bật ra được những âm thanh mạnh mẽ, sống động.- Những thuật ngữ dành cho âm Bass dở: mỏng, ngắn, rỗng,chậm chạp, thiếu lực, nặng nề…Một số thiết bị âm nhạc cao cấp có thể đưa tần số dãy âm trầm xuống đến 35Hz, ở tần số này các chi tiết của âm Bass hầu như được tái tạo hoàn hảo, người nghe sẽ cảm nhận được độ rộng mở và chiều sâu của tiếng Bass một cách tốt nhất.
Điểm danh bài viết khách hàng đang rất quan tâm:
Vina karaoke chia sẻ cách hoạt động loa bose karaoke
Tư vấn setup dàn âm thanh nghe nhạc vàng siêu rẻ
Giữa loa Bose 301 và JBL E50 nên chọn loại nào cho dàn karaoke gia đình
Cảm nhận độ Tương tác loa và phòng nghe khi setup P-2

Âm Hình

Âm hình được khái niệm là “hình ảnh được tái tạo” của âm nhạc mà người nghe “nhìn thấy được” trong quá trình cảm thụ.
Khi đứng trước một dàn thiết bị âm thanh đã được phối ghép hoàn chỉnh, hãy nhắm mắt lại và tập trung cao, tưởng tượng như mình đang có mặt trong một phòng hòa nhạc. Chúng ta sẽ “nhìn thấy được” hình ảnh, vị trí của ca sĩ và từng nhạc cụ đang trình diễn. Tại sao có điều kì lạ như vây? Đây chính là kết quả của hiệu ứng chiều sâu và chiều rộng trong không gian âm nhạc kết hợp với kỹ thuật thu âm hoàn chỉnh.
Trong tất cả những cách thức tái tạo âm nhạc thì “ tái tạo âm hình” được xem là thú vị nhất. Thử nghĩ về điều này, khi chúng ta ngồi nghe một bài nhạc, ta cảm nhận được tiếng Violon phát ra từ vị trí bên trái, tiếng kèn Saxophone đi từ bên phải, đàn Piano văng vẳng phía sau, giọng ca sĩ như đong đưa trước mặt… Cảm giác giống như đang ngồi trước một sân khấu nhạc sống và đối diện với ban nhạc bằng xương bằng thịt vậy.
Diễn giải cho quy trình hình thành âm hình như sau:
Khi một bộ dàn thiết bị âm thanh hoạt động sẽ truyền tải 2 dòng điện tín hiệu đến loa, tại đây 2 loa sẽ thực hiện nhiệm vụ tái tạo dòng tín hiệu này và truyền đến tai người nghe.
Sau khi tiếp nhận nguồn tín hiệu âm thanh, nảo của chúng ta sẽ tiến hành giải mã và phân chia dãy âm tần này thành nhiều tần số khác nhau. Thật ra, mắt không hề nhìn thấy hình ảnh hay chiều sâu của âm nhac, âm hình được tạo ra từ nảo dựa trên nền âm nhạc thông qua trí tưởng tượng phong phú và những hiệu ứng âm học mà ra.
Các thiết bị âm thanh cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng âm hình. Một số thiết bị có thể làm không gian của âm hình bị co lại, thiếu đi chiều sâu và độ rộng mở ( ta gọi là âm hình có biên độ cạn,hẹp). Số khác có khả năng khuyếch đại biên độ của âm hình lên cao hơn.

 Quy trình thẩm định âm nhạc


kỹ thuật lắp đặt dàn karaoke

Sau khi đã nắm rõ được những từ ngữ, thuật ngữ chuyên dụng, hiểu thấu bản chất của âm nhạc và những yếu tố quyết định đến chất lượng âm thanh, giờ đây chúng ta đã có đủ cơ sở lí thuyết vững chắc để có thể bắt đầu một quy trình thẩm định âm nhạc.
Trước khi bắt đầu chúng ta hãy để cho tinh thần thật thoải mái, đầu óc trống rỗng, hoàn toàn không có gì ngoài âm nhạc.Bỏ qua tất cả những định kiến, ấn tượng không hay về tên thương hiệu, giá cả của thiết bị để bước vào thế giới âm nhạc bằng một tâm lý thật công bằng và khách quan. Quy luật đầu tiên để thẩm định chất lượng âm thanh của một bộ dàn là chỉ thay đổi từng thiết bị một.Ví dụ để so sánh chất âm giữa hai Pre Amplifier bắt buộc ta phải sử dụng cùng chung một Nguồn phát nhạc, Dây tín hiệu, Dây nguồn, Ampli, Loa, Phòng nghe…
Như vậy thì việc đánh giá của chúng ta sẽ chính xác và khách quan hơn. Quy luật tiếp theo là phải giữ cùng một mức âm lượng khi so sánh hai thiết bị với nhau, bởi vì khi ta thay đổi mức âm lượng thì sẽ kéo theo sự thay đổi chất lượng của âm thanh.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét