Khi chọn mua một mẫu loa, cũng như những thiết bị khác các nhà sản xuất thường đưa ra thông số kỹ thuật của loa để người mua có thể nắm rõ hơn về sản phẩm. Đây là một trong những cơ sở để chọn cho mình mẫu loa phù hợp với những thiết bị còn lại trong dàn âm thanh. Tuy nhiên, để hiểu hết được ý nghĩa thông số kỹ thuật loa không phải là chuyện dễ dàng, người không chuyên dễ rơi vào tình trạng bối rối trước bảng thông số kỹ thuật. Chính vì vậy ở bài viết này, Lâm An xin chia sẻ cách xem thông số kỹ thuật của loa cơ bản nhằm giúp bạn dễ dàng chọn lựa sản phẩm ưng ý phù hợp.
1. KÍCH THƯỚC CỦA LOA
Cách xem thông số kỹ thuật của loa đầu tiên dễ xem nhất là kích thước của loa. Khi nhìn vào sẽ biết được kích thước loa khoảng bao nhiêu. Thông thường chúng ta thường nghe người ta sử dụng những từ chuyên môn hơn như loa 3 tấc (12 Inch) hay loa 4 tấc (15 Inch). Nhìn chung, với những cặp loa hiend thực sự thì loa to và nặng sẽ có chất lượng âm thanh tốt hơn loa kích thước nhỏ và trọng lượng nhẹ. Đặc biệt, loa càng lớn và càng nặng thì khả năng tiếng bass chắc, sâu và chính xác càng nhiều.
Kế đến là kích cỡ của loa càng lớn tiếng bass càng mạnh hơn, âm thanh mạnh mẽ hơn. Kích cỡ loa bass thường được người dùng quan tâm đầu tiên khi mua loa, thông số này được tính theo chiều dài đường kính loa bass. Độ lớn của thùng loa và việc sắp xếp các thành phần bên trong thùng loa cũng là yếu tố quyết định đến chất lượng,số lượng bass.
Tần số đáp ứng là thông số biểu diễn khả năng tái tạo tần số từ mức thấp nhất tới cao nhất của loa. Ví dụ loa có tần số đáp ứng từ 30Hz – 30kHz sẽ có khả năng tái tạo âm trầm thấp nhất là 30Hz và âm cao cao nhất là 30kHz. Tần số đáp ứng của loa không cho biết cặp loa đó nghe hay hay nghe dở. Thêm vào đó, thông số này cũng được nhiều người đánh giá cao bởi nó thường được các nhà sản xuất công bố nhằm mục đích quảng bá. Ngoài ra, các quy chuẩn đo đạc cũng không được các nhà sản xuất thống nhất dẫn đến việc thiếu hụt độ tin cậy và tính tham chiếu.
Tần số đáp ứng là thông số biểu diễn khả năng tái tạo tần số từ mức thấp nhất tới cao nhất của loa. Ví dụ loa có tần số đáp ứng từ 30Hz – 30kHz sẽ có khả năng tái tạo âm trầm thấp nhất là 30Hz và âm cao cao nhất là 30kHz. Tần số đáp ứng của loa không cho biết cặp loa đó nghe hay hay nghe dở. Thêm vào đó, thông số này cũng được nhiều người đánh giá cao bởi nó thường được các nhà sản xuất công bố nhằm mục đích quảng bá. Ngoài ra, các quy chuẩn đo đạc cũng không được các nhà sản xuất thống nhất dẫn đến việc thiếu hụt độ tin cậy và tính tham chiếu.
2. BA DẢI TẦN SỐ BASS MID TREBLE LÀ GÌ ?
Sóng dao động âm thanh được gọi là tần số. Tai của người có thể nghe được các dải tần số âm thanh khoảng từ 16Hz đến 20Hz.
Bass còn được gọi là Âm trầm
Để dễ xác định, người ta lại chia nhỏ tần số Bass ra thành:
Low bass (Deep bass) : 20Hz ~ 80Hz
Bass : 80Hz ~ 320Hz
Upper bass (High bass) : 320Hz ~ 500Hz
Một loa Sub Bass tốt sẽ thể hiện được những tần số rất thấp ngay cả ở mức âm lượng không quá lớn, Bass nghe tròn trịa, chắc chắn, không lẫn những âm thanh của vực Mid vào.
MID còn được gọi là Âm trung
Một âm Mid được coi là tốt khi có sự rõ ràng, độ chi tiết cao, không bị chói tai và làm cho người nghe có cảm giác dễ chịu.
Low mid : 500Hz ~ 1kHz
Mid : 1kHz ~ 2kHz
High mid : 2kHz ~ 6kHz
Một dàn âm thanh karaoke, âm thanh sân khấu,... tốt hay không, âm MID sẽ thể hiện rõ.
TREBLE còn được gọi là Âm cao
Âm Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, là điểm nhấn của một bản nhạc. Âm Treble góp phần làm tăng độ chi tiết, sáng tiếng, sắc bén của 1 nguồn âm. Tiếng Treble hay sẽ không qúa chói gắt, mà sẽ nghe thánh thót và trong vắt như pha lê. Âm Treble trong sáng, mượt, ngọt, êm dịu,..đối với một ca sĩ chuyên nghiệp thì việc hát rõ ràng, hơi khỏe, họ còn phải đáp ứng được cao độ khi bài hát đó lên đến cao trào.
Số lượng và kích thước từng củ loa bass, mid, treble....
Để thể hiện các dải tần bass, mid, treble kể trên, đa số các loa thường được thiết kế các củ loa nhỏ bên trong. Hiện tại có 4 loại củ loa phổ biến là Tweeter (tái tạo âm thanh dải cao), Woofer (tái tạo dải âm thanh thấp), midrange (tái tạo dải âm thanh trung) và sub-woofer (tái tạo dải âm thanh siêu thấp). Nếu bạn muốn mua loa về dùng để tổ chức sự kiện, bạn có thể chọn dàn âm thanh bao gồm Tweeter và Woofer. Chỉ cần hai loại trên là đã có thể đáp ứng được yêu cầu sử dụng loa cơ bản của bạn.
Còn trong trường hợp bạn cần bộ loa của mình đảm nhận nhiệm vụ thể hiện dải tần siêu trầm nhằm tăng uy lực và độ tinh tế cao cho từng âm thanh thì bạn nên lựa chọn loa sub-woofer.
Bên cạnh đó, kích thước của từng củ loa này cũng khác nhau khá nhiều nên bạn cần chú ý trong lựa chọn loa sao cho phù hợp với mục đích và nhu cầu. Loa Tweeter thường rất bé bởi chúng dao động với tốc độ rất lớn để thể hiện dải tần số cao. Còn Woofer thể hiện âm thanh mạnh mẽ nên kích thước của chúng cũng lớn.
3. ĐỘ NHẠY
Độ nhạy là yếu tố cực kì quan trọng trong các thông số kỹ thuật của loa. Nó ảnh hưởng đến độ lớn hay còn gọi là độ to loa của bạn. Khi bạn nhìn vào bảng thông số, độ nhạy có đơn vị là Decibel (dB). Để có thể tính được từng độ nhạy, mức âm lượng của loa phát ra bạn có thể đứng trong khoảng cách 1m.
Độ nhạy còn đóng góp trong việc cung cấp cho người dùng cái nhìn rõ hơn về mối tương quan công suất của loa và amply.
Biết được thông số này bạn có thể chọn được công suất đầu ra phù hợp cho ampli phối ghép. Thông thường loa có độ nhạy càng cao thì càng dễ đánh, còn loa có độ nhạy càng thấp thì càng khó đánh (cần công suất đầu ra của ampli cao).
4. TRỞ KHÁNG
Trở kháng của loa thường được nhà sản xuất chọn ở mức phổ biến là 4 ohm, 6 ohm hoặc 8 ohm. Trở kháng này do cuộn dây bên trong loa quyết định.Biết được trở kháng, người dùng sẽ biết được khả năng tương thích với ampli dùng trong phối ghép. Thông thường người dùng sẽ ưu tiên phối loa với amply ở mức trở kháng 8 ohm, thay vì 4 ohm trong các trường hợp tiết kiệm công suất.
5. TẦN SỐ ĐÁP ỨNG
Thông số này cho người sử dụng biết được giới hạn tối đa mà amply có thể làm hỏng loa khi sử dụng loa ở công suất này, chứ không phải là gợi ý để người dùng chọn mua ampli phù hợp. Ví dụ, một loa có công suất cực đại 200W không bắt buộc người dùng mua ampli có công suất 200W.
Khi sử dụng các ampli nhỏ thì vấn đề dễ gặp phải nhất đó là tín hiệu âm thanh sẽ bị nhiễu, biến dạng và không được chân thật khi sử dụng ở mức công suất lớn. Trong khi đó thì các ampli lớn vẫn hoạt động bình thường. Bởi vậy, ở ví dụ trên, một ampli lớn như Telos 5000 (công suất 5000W ở 2 ohm) vẫn sử dụng rất tốt. Dù vậy, chú ý khi sử dụng ampli công suất lớn là duy trì ở mức âm lượng không quá lớn, phù hợp với loa.
Trên đây là những yếu tố cần quan tâm về thông số kỹ thuật của loa giúp bạn đọc hiểu thông số nhà sản xuất đưa ra để dễ dàng trong việc chọn mua loa phù hợp với nhu cầu của mình.
Nếu cần được tư vấn thêm về loa cũng như phụ kiện âm thanh hãy liên hệ với Lâm An Audio qua hotline 0973 868 198 để được hỗ trợ cụ thể nhé.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét