Thứ Hai, 2 tháng 12, 2019

Phụ kiện âm thanh sân khấu gồm có những thiết bị nào ?

Những chương trình lớn như sân khấu âm nhạc, biểu diễn thời trang đến những sự kiện nhỏ như đám cưới, hội chợ… đều không thể thiếu vắng những phụ kiện âm thanh chuyên nghiệp. Vậy thì những phụ kiện âm thanh sân khấu chuyên nghiệp bao gồm những thiết bị nào ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé.

Phụ kiện âm thanh bao gồm những gì?

1. Thiết bị nguồn



phụ kiện âm thanh
 Nguồn phát hay còn gọi với tên Source hay nguồn âm. Đây là các thiết bị đóng vai trò làm nguồn phát âm thanh trong một bộ dàn âm thanh.
    Có thể những người không phải dân chơi nhạc chuyên nghiệp sẽ khó hình dung ra các thiết bị nguồn âm là gì? Nhưng thực tế chúng rất thân thuộc với đời sống hàng ngày. Những nguồn âm như micro có dây, micro không dây, các loại đầu DVD, CD, máy tính hay các loại nhạc cụ âm nhạc như đàn guitar, đàn organ, đàn keyboard, đàn piano…
   Các thiết bị đóng vai trò nguồn phát sẽ cung cấp tín hiệu âm thanh cho bộ dàn âm thanh của bạn. Loa là điểm nhận cuối cùng và chuyển thành sóng âm truyền đến tai người nghe.

2. Mixer (bàn trộn tín hiệu âm thanh)

  • Bàn mixer hoặc có thể gọi chúng là bàn điều chỉnh âm thanh có rất nhiều các nút vặn, các fader (- cần gạt thay đổi trở kháng để tạo sự to-nhỏ lớn-nhỏ… trong các thiết bị âm thanh ánh sáng), các giắc cắm. Nó được ví như là linh hồn của hệ thống âm thanh. Các tín hiệu sẽ được truyền đến mixer, các kỹ thuật viên âm thanh sẽ sử dụng các nút vặn hay các cần gạt trên bàn mixer để điều chỉnh âm thanh sao cho hoàn hảo nhất.
  • Bàn mixer hiện nay được chia làm 2 loại chính là: mixer analog (mixer truyền thống) – được chỉnh bằng cách vặn nút và mixer digital (mixer điện tử) – được điều chỉnh và nhờ hỗ trợ của công nghệ.

3. Equalizer (Bộ điều chỉnh tần số âm thanh)

    Sau khi tín hiệu âm thanh cho qua bàn mixer thì sẽ được đưa xuống dưới bộ điều chỉnh tần số âm thanh này. Bộ này có tác dụng chính là cắt những tần số dư thừa, nhiễu hoặc không thích dùng…. Và nó có thể cắt tinh chỉnh được từng dải tần một tùy thuộc vào dòng, hãng sản xuất, sản phẩm của từng equalizer.
    Có thể có nhiều hơn 1 equalizer nếu như phải làm chương trình cho một show chuyên nghiệp. Vì nó có tính chất là tinh chỉnh tần số – nên có thể dùng để cắt tiếng hú (Feed Back) của mic, hoặc nâng dải tần âm thanh cho các thiết bị trong dàn nhạc.

4. Bộ xử lý tín hiệu



phụ kiện âm thanh
 Với những dàn âm thanh đơn giản, phục vụ các nhu cầu thấp thì thường ít sử dụng các bộ xử lí tín hiệu. Thay vào đó họ sẽ sử dụng những loại mixer được tích hợp sẵn những tính năng xử lí tín hiệu đơn giản của Echo, Equalizer có trên đó.
   Thiết bị này không cần bắt buộc phải có trong bộ dàn âm thanh. Nhưng nếu có khả năng bạn cũng có thể trang bị thêm để chất âm phát từ loa sẽ sống động và thật hơn.

5. Bộ nén âm (Compresser)

Sử dụng bộ nén âm trong dàn âm thanh của bạn giúp kìm chế tần số âm thanh phát ra cũng như đóng vai trò bảo vệ loa tránh tình trạng tần số âm thanh quá cao vượt công suất loa.  Khi âm nén được loa phát ra đến tai người nghe sẽ trầm và ấm hơn.

6. Bộ kích hoạt âm tần

Hay còn gọi là amply,có lẽ không phải đề cập quá nhiều về amply vì nó tương đối phổ biến hơn với nhiều người. Một dàn âm thanh thì không thể nào thiếu amply được, vì nó sẽ đóng vai trò khuếch đại tín hiệu nó nhận được từ nguồn âm, chuyển tới loa phát ra thành âm thanh cho người nghe.
Hiện tại nhiều có khá nhiều loại amply. Đặc biệt là amply karaoke thường tích hợp sẵn mixer trên đó để đơn giản hóa các thiết bị cho người dùng. Cần phân biệt rõ công suất đỉnh và công suất hiệu dụng của amply.
 Khi lắp đặt khoảng cách của ampli và loa cần rút ngắn nhất có thể vì nếu quá xa sẽ gây bất lợi cho âm thanh phát ra.

7Loa

Thiết bị khá quan trọng trong bộ âm thanh chuyên nghiệp là loa. Như bạn cũng biết loa đóng vai trò là thiết phát âm trực tiếp truyền đến tai người nghe. Để chọn mua được một bộ loa tốt nhất và phù hợp với dàn âm thanh bạn cần chú ý đến công suất và tần số loa. Phải làm sao cho chúng tương thích với các thiết bị khác và khu vực bố trí loa phù hợp với công suất.


phụ kiện âm thanh

8. Phụ kiện âm thanh

   Thiết bị cuối cùng góp mặt trong 1 dàn âm thanh chuyên nghiệp là các phụ kiện âm thanh. Phụ kiện âm thanh khá đa dạng và phong phú. Chúng tôi gợi ý đến các bạn một số loại phụ kiện âm thanh cơ bản nhất: Dây dẫn tín hiệu, jack cắm, hộp cáp line, chân micro, chân loa, tủ máy… 

Một số lưu ý về dàn âm thanh

– Xác định vấn đề khách quan khi nghe thử, chạy demo dàn âm thanh gia đình cần mua.
– Chuẩn bị các vấn đề thắc mắc về bộ dàn âm thanh sắp mua để hỏi các kỹ thuật viên âm thanh có chuyên môn.
– Lựa chọn các thiết bị âm thanh có thương hiệu uy tín.
Trên đây là những chia sẻ của Lâm An Audio về các phụ kiện âm thanh cần thiết của sân khấu. Hi vọng bạn sẽ chọn được cho mình phụ kiện cần thiết nhất.
Hãy gọi ngay cho chúng tôi qua hotline 0973 868 198 để được hỗ trợ tận tình nhất nhé.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét