Thứ Hai, 11 tháng 11, 2019

Dàn nhạc sống thường có những phụ kiện âm thanh cơn bản nào ?



Với những chương trình hay các sự kiện âm nhạc cần yêu cầu cao về chất lượng âm thanh. Ban tổ chức cần phải có một dàn nhạc sống chuyên nghiệp để có thể đáp ứng được nhu cầu thưởng thức âm nhạc của người nghe. Vậy dàn nhạc sống chất lượng thường có những phụ kiện âm thanh cơ bản nào ? Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để có cho mình câu trả lời nhé.

Phụ kiện âm thanh cần thiết cho dàn nhạc sống ?

Thông thường một dàn nhạc sống chuyên nghiệp bao gồm 7 phụ kiện âm thanh cơ bản đó là thiết bị nguồn, Mixer, Bộ xử lý tín hiệu, Bộ nén âm, bộ kích hoạt âm tần, loa và một số các phụ kiện âm thanh khác. Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về các thiết bị âm thanh này nhé.

Thiết bị nguồn

Thiết bị nguồn trong dàn nhạc sống có thể hiểu đơn giản đó là thiết bị phát tín hiệu âm thanh. Ví dụ như là: micro có dây, các loại đầu DVD, CD hay máy tính. Hoặc các loại nhạc cụ: guitar, đàn organ, piano,.. Nhưng nếu bạn không phải là một dân chơi nhạc sống chuyên nghiệp thì sẽ khó hình dung ra thiết bị nguồn là gì. Và đây cũng là một trong những thiết bị khá quan trọng trong dàn nhạc sống.

Mixer (bàn trộn tín hiệu âm thanh)

Mixer hay còn gọi là bàn điều chỉnh âm thanh, bàn trộn âm thanh. Tín hiệu âm thanh từ thiết bị nguồn sẽ được truyền đến bàn mixer và tại đây các chuyên viên âm thanh sẽ điều chỉnh những nút vặn có trên bàn. Để âm thanh phát ra sao cho hoàn hảo nhất, không bị chói tai, không quá lớn cũng không quá nhỏ. Có thể nói bàn mixer chính là linh hồn của dàn nhạc sống.
Dân chơi nhạc chuyên nghiệp chia bàn mixer thành 2 loại chính. Đó là: mixer analog (mixer truyền thống) được chỉnh bằng cách vặn nút. Mixer digital (mixer điện tử) được điều chỉnh và có sự hỗ trợ của công nghệ.

Bộ xử lý tín hiệu

phụ kiện âm thanh
Có lẽ chỉ với những chuyên viên âm nhạc mới biết đến bộ xử lý tín hiệu trong hệ thống nhạc sống. Bởi thiết bị này không được xử dụng nhiều và cũng không được phổ biến trong những dàn nhạc sống bình thường.
Trong những hệ thống âm thanh chuyên nghiệp, bộ tín hiệu sẽ có tác dụng giúp cho bộ đàn thể hiện tốt nhất những dải tần số mà bạn mong muốn người nghe được thưởng thức. Ngoài các thiết bị đó thì người ta còn sử dụng: Compressor, Limiter hay các thiết bị số. Nó sẽ giúp cho bạn nâng cao khả năng xử lý tín hiệu của dàn âm thanh hơn.

Bộ nén âm

Sử dụng bộ nén âm trong dàn nhạc sống giúp kìm chế tần số âm thanh phát ra. Cũng như đóng vai trò bảo vệ loa tránh tình trạng tần số âm thanh quá cao vượt công suất loa. Để âm nén khi được loa phát ra đến tai người nghe sẽ trở nên trầm và ấm hơn.

Amply

Âm thanh khi đi qua amlpy là giai đoạn xử lý âm thanh cuối cùng trước khi được truyền phát đến loa. Bộ kích hoạt âm tần giúp kích thích tần số âm thanh. Sao cho để chúng đủ các điều kiện cơ bản nhất mà loa có thể phát ra.
Khi mua amply thì bạn cần phải chú ý chọn loại tương thích với loa về tần số phát và tần số nhận. Khi lắp đặt thì khoảng cách của amply và loa cần rút ngắn nhất có thể. Bởi vì nếu quá xa sẽ gây bất lợi cho âm thanh khi phát ra.
phụ kiện âm thanh

Loa

Một thiết bị không thể thiếu trong mọi bộ âm thanh chuyên nghiệp. Loa là thiết bị truyền tải trực tiếp âm thanh đến tai người nghe. Để chọn mua được một bộ dàn loa nhạc sống tốt nhất và phù hợp với hệ thống thiết bị âm thanh. Lựa chọn sao cho phù hợp với tần số và công suất của loa. Sao cho chúng tương thích với các thiết bị khác và phù hợp với công suất.

Phụ kiện âm thanh

Những thiết bị cuối cùng góp mặt trong một bộ dàn nhạc sống chuyên nghiệp đó là các phụ kiện âm thanh. Phụ kiện âm thanh thì khá đa dạng và phong phú. Chúng tôi có thể kể đến các bạn một số loại phụ kiện âm thanh cơ bản nhất. Đo là dây dẫn tín hiệu, jack cắm, hộp cáp line, chân micro, chân loa, tủ máy…
Trên đây là các thiết bị âm thanh cơ bản của một dàn âm thanh chuyên nghiệp. Để có thể chọn mua được cho mình một dàn âm thanh thì bạn cần phải chú ý đến các thông số kỹ thuật của các sản phẩm và thương hiệu. Sao cho tất cả các bộ phận trong dàn âm thanh của bạn tương thích với nhau để giúp chúng hoạt động được tốt nhất.

Một số lưu ý khi mua phụ kiện âm thanh cho dàn nhạc sống

– Xác định những vấn đề khách quan bằng cách nghe thử, chạy thử dàn nhạc sống giá rẻ cần mua
– Chuẩn bị các vấn đề thắc mắc về bộ dàn âm thanh sắp mua. Để có thể hỏi các kỹ thuật viên âm thanh có chuyên môn.
– Lựa chọn những thiết bị âm thanh của các thương hiệu uy tín.
– Đồng bộ các thiết bị âm thanh với nhau để cho ra chất lượng âm thanh như mong muốn.
Hi vọng với những kinh nghiệm chia sẻ về các thiết bị cần có trong một bộ dàn âm thanh nhạc sống cơ bản sẽ giúp bạn sở hữu được một bộ dàn như ý.
Nếu cần được tư vấn thêm về sản phẩm hay mua hàng hãy liên hệ với Lâm An Audio qua hotline 0973 868 198 nhé. Chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét